Lớp 7/3

Lớp 7/3

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ NGÀY HỘI THÁNG 3

Họ và tên: Hoàng Ngọc Duyên
                  Võ Thiện Hảo
Lớp: 7/3
SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ
NGÀY HỘI THÁNG 3
    Sáng ngày 29-3-2017 trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ tổ chức ngày hội tháng 3, hơn 1000 học sinh với 32 lớp cùng cán bộ giáo viên, nhiên viên với Ban đại diện cha mẹ học sinh tham dự.
    Mở đầu hội thi, cô Nguyễn Thị Tâm Hiền lên tóm tắt sơ lược lịch sử và ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và khai mạc hội thi.

Để khởi động cuộc thi các lớp bắt đầu thi múa hát tập thể. Khối 6 bắt đầu đầu tiên với bài "Bống Bống Bang Bang" của lớp 6/6 và 6/7, với màu áo rực rỡ và các động tác dứt khoát, các bạn đã trình diễn rất tốt tiết mục của mình. Để tiếp tục chương trình, hai tập thể lớp7/4 và 7/5 bắt đầu với bài hát "Thiếu nhi thế giới liên hoan", động tác rất uyển chuyển làm cho hai lớp trình diễn rất xuất sắc. 7/4 và 7/5 luôn là những tập thể đứng đầu và cũng là lớp đoàn kết trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Khối lớp 8, bắt đầu với tiết mục đặc biệt là "Cha Cha Cha", lớp 8/7 có trang phục nổi bật. Tập thể lớp 8/6 cũng rất nổi bật với  bài diễn của mình. Để kết thúc phần thi múa hát tập thể lớp 9/2 và 9/3 cũng bắt đầu với bài "Cha Cha Cha"
    Nội dung tiếp theo là cuộc thi "Bánh xe thông minh" đòi hỏi sự khéo léo, mỗi lớp có 7 học sinh nam tham gia rất nhiệt tình. Để nối tiếp chương trình là cuộc thi "truyền tin" mỗi lớp gồm 10 học sinh tham gia, trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tai nghe tốt mới thực hiện tốt trò chơi. Cuối cùng là trò "Liên hoàn" gồm có 3 nam và 3 nữ tham gia rất vui và ngộ nghĩnh. Phần cuối cùng của hội thi là thi "Viết Tin", có nhiều lớp tham gia và có những tấm hình rất đẹp.
    Hội thi kết thúc với những tràn vỗ tay nồng nhiệt và những nụ cười trên môi. Với niềm vui hớn hở, ai ai cũng muốn có những dịp để vui chơi hết mình dưới ngôi trường THCS Lý Tự Trọng thân yêu.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

HÃY CÙNG NHAU BẢO VỆ RỪNG

   BẢO VỆ RỪNG
   Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.




Lâm sản từ rừng
    Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống.
    Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.
    Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn để tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

            Hãy tưởng tượng, nếu một ngày, những khu rừng sẽ trụi lá, điều gì sẽ xảy đến? Trái đất sẽ không được điều hoà khí hậu, nắng, mưa sẽ thất thường. Con người vốn chẳng quan tâm đến những gì quá dễ dàng có được. Bỗng một ngày, không còn ôxy để thở, cuộc sống sẽ ra sao?
Bộ đội trú ẩn trên rừng
     Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng.







Lâm tặc phá rừng
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

     Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?
Trồng rừng
    Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.